LỰA CHỌN HỌC LIỆU, ĐỒ DÙNG ĐỂ CHƠI VÀ HỌC CÙNG CON YÊU

Thứ ba - 16/07/2024 12:45
z4859806746137 7eb91e2cfd7ab8e63a2ea2df523715aa   Copy
z4859806746137 7eb91e2cfd7ab8e63a2ea2df523715aa Copy
Ngoài những tài liệu, học liệu mà giáo viên xây dựng, lựa chọn để chia sẻ, hướng dẫn phụ huynh tổ chức các hoạt động vui chơi tại gia đình, trường mầm non cần chú ý đến việc hướng dẫn phụ huynh biết tận dụng, lựa chọn, sử dụng đồ dùng, đồ chơi, học liệu tại nhà để tổ chức các hoạt động chơi cùng trẻ.
Tận dụng các nền tảng số như Zoom, Google Meet, Microsoft Teams, nhóm trên Zalo, massenge, Viber... để chia sẻ, tổ chức, hướng dẫn phụ huynh lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, học liệu để tổ chức các hoạt động cho trẻ vui chơi tại gia đình.
  • Chiếc chổi quét nhà làm máy bay/khuyến khích trẻ quét nhà giúp ba/mẹ;
  • Chậu/rổ/rá/xô/thùng . cho trẻ chơi gắp bóng bằng chân;
  • Dây thừng làm thành con đường zich zăc trong các trò chơi vận động;
  • Phụ huynh cần lưu ý không lựa chọn các đồ dùng gây mất an toàn cho trẻ như: dao, kéo, quốc, xẻng, các đồ dùng bằng điện
  • Phụ huynh lựa chọn các nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình để cùng trẻ làm/tạo đồ chơi: Việc phụ huynh cùng làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu có sẵn tại gia đình để cùng trẻ làm đồ chơi, thực hiện các thí nghiệm, các dự án nhỏ tại gia đình có ý nghĩa quan trọng trong trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại gia đình. Có hai nhóm nguyên vật liệu phụ huynh có thể tham khảo để lựa chọn và sử dụng làm đồ chơi cho trẻ.
Nhóm thứ nhất: các nguyên vật liệu tái chế: Hộp bìa caton, lõi giấy vệ sinh, các chai, lọ hộp bánh.tái chế, quần áo cũ, vải vụn, cốc uống nước bằng giấy, cốc-chai-lọ , que kem gỗ. Khi lựa chọn các nguyên vật liệu tái chế cần chú ý đến bảo đảm vệ sinh, an
 

Nhóm thứ hai: các nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên: Phụ huynh dùng các loại nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, với các màu sắc khác nhau để cùng trẻ làm ra các đồ chơi, sản phẩm tạo hình, các bức tranh trang trí, tạo hình các con vật nhằm phát triển khả năng tạo hình cho trẻ.
Bên cạnh việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động lao động đơn giản, nên tận dụng và lựa chọn các nguyên vật liệu có nguồn gốc tự nhiên sẵn có trong gia đình để chơi cùng trẻ. Mỗi vùng miền, mỗi gia đình có các loại cây xanh, nông sản, các nguyên vật liệu khác nhau để lựa chọn và chơi cùng trẻ:
* Các nguyên liệu từ thực vật:
  • Cành cây/vỏ cây khô: cành đào, cành hoa giấy, thân cây vạn liên thanh, rễ cây si, cây đa....
  • Lá cây: lá cọ, lá chuối, lá cây dứa, lá đa, lá sen, lá mít, lá dừa
  • Các loại quả: cà chua, cà tím, quả chuối, quả bưởi, bí ngô, cà phê, quả thông,.
Các loại củ: su hào, cà rốt, su su, củ cải...
Các loại hạt: ngô, lạc, đỗ, hạt mít.
Rơm, rạ, tre, trúc, bẹ chuối, cây bèo tây..

Cành cây khô, băng dính, hoa tại vườn...

Các nguyên vật liệu từ động vật: phụ huynh có thể lựa chọn các loại vỏ sò, ngao, ốc, sao biển, hến. lông chim, vỏ trứng.để cùng trẻ làm đồ chơi, tạo hình thành tranh trang trí với nhiều sản phẩm khác nhau.
Các nguyên vật liệu từ nguồn vô cơ: phụ huynh lựa chọn các nguyên vật liệu như đá, đất sét, sỏi, cát. với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau để cho trẻ làm đồ chơi.

- Khuyến khích phụ huynh sử dụng một vài ngoài nguyên vật liệu từ thiên nhiên, có sẵn trong vườn nhà nhưng làm ra nhiều loại đồ chơi khác nhau, như lựa chọn lá dừa, lá chuối, lá mít. cho trẻ chơi.
*Khi lựa chọn nguyên vật liệu cho trẻ chơi, phụ huynh cần lưu ý: 
  • Lựa chọn các nguyên vật liệu bảo đảm an toàn vệ sinh, không sắc nhọn và không có các vật dụng nguy hiểm, mất an toàn cho trẻ;
  • Hạn chế sử dụng túi nilon và các nguyên vật liệu từ nhựa dùng một lần;
  • Lưu ý không lựa chọn các loại quả, lá cây, cành cây tươi có nhựa độc, có gai nhọn, có lông hoặc phấn (phấn hoa) trẻ dễ bị dị ứng và tổn thương; một số nguyên vật liệu cần xử lý trước khi cho trẻ chơi như: lá dứa, lá cọ
  • Không nên lựa chọn quá nhiều nguyên vật liệu với các chủng loại và màu sắc sặc sỡ khác nhau cho trẻ chơi một lúc;
  • Tùy thuộc vào không gian của từng gia đình, nên lựa chọn và sắp xếp không gian chơi/phòng chơi cho trẻ nhằm tạo hứng thú vui chơi;
  • Nên lựa chọn các nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình; khuyến khích trẻ cùng phụ huynh lựa chọn các nguyên vật liệu và làm ra sản phẩm;
  • Nên lựa chọn các thực phẩm hằng ngày của gia đình (rau, củ, quả...) để cùng trẻ thực hiện các hoạt động tại gia đình như: chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp với các công việc nhẹ nhàng, vừa sức và hứng thú đối với trẻ
  • Phụ huynh lựa chọn các học liệu điện tử trên truyền hình/không gian mạng:
- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, phụ huynh có nhiều lựa chọn các học hiệu số trên các kênh truyền hình/không gian mạng để vui chơi cùng trẻ. Bên cạnh tác dụng tích cực, nếu phụ huynh lựa chọn và khai thác các học liệu số không đúng sách sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Khi hướng dẫn lựa chọn các tài liệu số trên kênh truyền hình/không gian mạng, cần lưu ý tới phụ huynh như sau:
- Lựa chọn các video, clip, phim hoạt hình, trò chơi. phù hợp với độ tuổi, không có nội dung bạo lực làm ảnh hướng tới tâm lý và tình cảm của trẻ. Phụ huynh nên lựa chọn các kênh truyền hình/trang mạng/kênh youtobe dành riêng cho trẻ em và có yêu cầu của nhà mạng phải có sự giám sát của phụ huynh;
  • Nên lựa chọn kênh truyền hình/các học liệu số có nội dung, âm thanh và lời thoại phù hợp với tâm lý trẻ em; thời gian không quá dài, trẻ xem lâu ảnh hưởng tới thị giác.
  • Nên xây dựng quy tắc với trẻ về khung thời gian và thời điểm trẻ xem tài liệu điện tử; khuyến khích phụ huynh cùng tương tác và trao đổi với trẻ khi sử dụng tài liệu số và sau khi sử dụng.
  • Không nên tải các trò chơi điện tử nội dung mang tính bạo lực, xuyên tạc, kích động. Đặc thù của trẻ mầm non hay bắt trước hình ảnh, hành động mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy và tình cảm, cảm xúc rất dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với các tài liệu số với nội dung, âm thanh, lời thoại không phù hợp sẽ ảnh hướng tới sức khỏe và tâm thần.
  • Không nên để trẻ tự xem ti vi/chơi một mình với các thiết bị điện tử; tự xem một mình các game/video/clip.trong thời gian dài.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Nui sò nầu tôm thịt
Sữa bột Nutifood

Bữa trưa:

Cơm
Xíu mại gà sốt chanh dây
Cải bó xôi nấu thịt bò
Sinh tố dâu

Bữa xế:

Sữa tươi Nutifood

Bữa chiều:

Bánh canh cá lóc

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay523
  • Tháng hiện tại5,501
  • Tổng lượt truy cập1,408,271
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây