Bố mẹ Việt kém kỹ năng chơi cùng con

Thứ tư - 25/10/2017 09:29
Chơi cùng con tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế ngoài việc thể hiện yêu thương của cha mẹ cũng cần những kỹ năng cơ bản. Bố mẹ Việt thường ít khi tìm hiểu những kỹ năng này.
Bố mẹ Việt kém kỹ năng chơi cùng con

Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.

Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.

Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.

Hãy thử tham khảm một chút kinh nghiệm, kỹ năng khi chơi với con dưới đây để giúp bố mẹ và bé cảm thấy có một thời gian vui chơi bổ ích, giúp bé phát triển tư duy và trí tuệ cảm xúc tốt hơn.

'
Hãy khuyến khích bé sử dụng các giác quan khi chơi. Ảnh minh họa
'

Hãy khuyến khích bé sử dụng các giác quan khi chơi. Ảnh minh họa

Chơi bằng cách chơi của con

Thế giới vui chơi của các bé thường bắt đầu từ vô cùng nhiều loại đồ chơi mà chính bạn lựa chọn cho bé, nhưng người lớn cũng chưa chắc đã hiểu được những thứ đồ chơi, cách chơi với đồ chơi đó bằng chính bé nhà mình. Vì thế, bạn nên dùng cách chơi của con trẻ để chơi với con, đừng thắc mắc là tại sao lại chơi không đúng, chơi ở chỗ này hãy chỗ kia…

Chơi đùa không chỉ giúp trẻ gắn kết yêu thương với bố mẹ mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh và hoàn thiện nhiều kĩ năng quan trọng trong cuộc đời. Do đó, đừng áp đặt suy nghĩ của “người trưởng thành” trẻ nhỏ mà hãy làm điều ngược lại để bé cảm thấy bố mẹ là những người bạn cùng chơi luôn biết lắng nghe, quan sát và hỗ trợ bé khi cần chứ không phải là “ người thầy, người cô”.

Đồng thời, việc bạn thuận theo tư duy của bé, không áp đặt bé chơi sẽ giúp bé phát triển tư duy tốt hơn bé tự do sáng tạo và cảm thấy việc chơi với bố mẹ thực sự hạnh phúc.

Mẹ hát con minh họa

Đây là một trò chơi rất hay để luyện cho trẻ khả năng phối hợp giữa nghe, suy nghĩ và hoạt động, đồng thời phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở bé. Trò chơi này có thể chơi bất kỳ nơi nào, dù bé đang ở công viên hay sắp đi ngủ. Ví dụ như mẹ có thể hát "một con vịt xòe ra hai cái cánh, nó kêu rằng quác quác quác quạc quạc quạc" hay "bươm bướm bay hai ba vòng, bay vòng quanh, bay vòng quanh" để bé múa minh họa.

Ban đầu, mẹ có thể dạy con động tác "xòe cánh", "bay" nhưng sau đó hãy để bé tự "biểu diễn" theo tiếng hát và vỗ tay của bạn. Để khuyến khích bé thêm hào hứng, mẹ đừng quên khen và thể hiện khả năng phụ họa cùng con.

Hãy để trẻ khởi xướng

Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.

Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.

Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc “Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.

Giúp con chơi với tất cả các giác quan

Chơi với bé là giúp bé có quãng thời gian vui vẻ nhưng qua quá trình trời bạn cũng có thể hỗ trợ các bé sử dụng, rèn luyện các kỹ năng. Để có một kỹ năng tốt trong cuộc sống bạn hãy khuyến khích bé sử dụng các giác quan khi chơi. Việc làm này vừa tạo cho bé nhiều hứng thú hơn giúp bé tìm tòi, khám phá, thỏa mãn trí tò mò vừa kích thích phát triển trí não tốt hơn.

Bố mẹ hãy bắt đầu bằng những câu chuyện, giao tiếp với bé bằng các giác quan nhiều hơn: không chỉ là sử dụng ngôn ngữ nói mà còn sử dụng các ngôn ngữ cơ thể: như cử chỉ tay, chân, ánh mắt, thính giác bằng những trò chơi như: nhà bóng cho bé, mô phỏng âm thanh, cho bé học cách nhận biết màu sắc, mùi vị… tạo có bé biết thêm về thế giới xung quanh.

Đồ chơi tự chế

Điều này sẽ giúp bé "vỡ lẽ" được rất nhiều về niềm đam mê sáng tạo, nhất là khi được khơi gợi khả năng "sáng chế" từ nhỏ. Cha mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi như xếp máy bay, thuyền giấy, cho con nghe âm thanh từ vỏ ốc biển, cùng con làm đồng hồ bằng lá dừa hay giấy cứng... Qua những trò chơi như vậy, bé cũng có thể học được thêm về màu sắc, số đếm....

Với những trò chơi đó, mẹ có thể giải thích với bé vì sao máy bay giấy có thể bay, thuyền giấy không chìm trên mặt nước và tại sao có âm thanh rất lạ khi áp tai vào vỏ ốc…

Cùng bé sáng tạo thêm trò chơi

Để kích thích trí sáng tạo của bé và giúp bé thích thú hơn khi chơi ngoài những trò chơi bé thường chơi hàng ngày, bố mẹ có thể giúp bé tạo thêm những trò chơi mới từ những món đồ chơi của bé hoặc bỏ qua những đồ chơi có sẵn.

Với cách làm này bé không chỉ bị cuốn hút vào trò chơi mới mà còn có ý thức tự sáng tạo thêm trò chơi, tăng cường ý thức khám phá để tự tạo ra đồ chơi, trò chơi cho mình, theo ý bé thích. Chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi chơi những món đồ chơi, trò chơi do bé “sáng chế” hơn đấy.

Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt

Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành : 29/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành : 29/08/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành : 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành : 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành : 11/03/2024

Thực đơn
Bữa sáng:

Mì trứng nấu gà
Sữa bột Nutifood

Bữa trưa:

Cơm Bò xào su su
Bầu nấu cá trê
Bánh Puding

Bữa xế:

Sữa chua

Bữa chiều:

Hủ tíu tôm thịt

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay682
  • Tháng hiện tại6,353
  • Tổng lượt truy cập1,391,693
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây